Xin DAS cho biết: Những khó khăn gì trong quá trình áp dụng ISO
DAS trả lời: Hiện nay để áp dụng thành công hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế chúng ta phải nắm rõ thành công ở đây theo DAS là phải theo nguyên tắc 80/20 có 02 khía cạnh

Thứ nhất: Áp dụng thật sự có hiệu quả tại doanh nghiệp ( Chiếm 80%)

Thứ hai: Nhận được chứng chỉ ( Chiếm 20%)

Và DAS hướng tới các khách hàng coi trọng chất lượng là 80% và Chứng chỉ là 20% chứ không hướng tới khách hàng coi trọng Chất lượng (20%) và Chứng chỉ là 80%

Do vậy DAS trả lời như sau về những khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng là

1. Cách thức làm việc cũ không hướng theo cái mới

2. Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo ( Nhất là lãnh đạo cao nhất)

3. Hạn chế về nguồn lực

4. Xây dựng hệ thống tài liệu không phù hợp ( Do vậy đơn vị tư vấn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống văn bản)

5. Thiếu sự nhiệt tình của các cán bộ quản lý cấp trung gian

6. Phối hợp giữa các bộ phận còn kém
7. Tâm lý không thích thay đổi
Xin DAS cho biết: Lợi ích của việc áp dụng ISO là gì
DAS trả lời: Hiện nay để có hiệu quả thật sự khi áp dụng hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế chúng ta phải nắm rõ hiệu quả ở đây theo DAS là phải theo nguyên tắc 80/20 có 02 khía cạnh

Thứ nhất: Áp dụng thật sự có hiệu quả tại doanh nghiệp ( Chiếm 80%)

Thứ hai: Nhận được chứng chỉ ( Chiếm 20%)

Và DAS hướng tới các khách hàng coi trọng chất lượng là 80% và Chứng chỉ là 20% chứ không hướng tới khách hàng coi trọng Chất lượng (20%) và Chứng chỉ là 80%


Do vậy lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ có hiệu quả như sau

1. Tạo được khung " Pháp lý" cho các hoạt động tổ chức một cách có hệ thống

2. Chất lượng công việc tốt hơn ( Bởi có các quy trình quy định rõ ràng do vậy tính chuyên nghiệp cao hơn)

3. Cán bộ quản lý không mất nhiều thời gian giải quyết các công việc sự vụ

4. Nâng cao uy tín của Tổ chức

5. Đào tạo nhân viên mới nhanh hơn ( Bởi theo DAS thi có các quy trình quy định rõ ràng và phù hợp thì nhân viên mới vào sẽ thuận lợi hơn và chỉ cần thực hiện theo quy trình)

6. Là cơ sở cho các hoạt động cải tiến 

7. Khách hàng tin tưởng hơn trong việc quan hệ và cung cấp các dịch vụ đơn vị
Công ty chúng tôi đã nhận được chứng chỉ ISO nhưng đến nay đã hết hạn 3 năm nhưng không thấy TCCN liên hệ, mặt khác khi chúng tôi liên hệ thì không được? Vậy theo DAS thì đơn vị tôi phải làm gì
Thứ nhất: Có thể TCCN đó chuyển địa điểm - Bạn có thể lên google.com để kiểm tra lại xem TCCN đó hiện tại đang ở đâu
Nếu có thì bạn liên hệ để TCCN đó sẽ giúp, còn nếu không thì lựa chọn TCCN khác cho phù hợp theo hướng dẫn ở đây ( Xin mời bạn Click vào đây)
Một số câu hỏi về chứng nhận sản phẩm
  1. Chứng nhận sản phẩm là gì?
Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba). 
2. Chứng nhận sản phẩm dựa trên những tiêu chuẩn nào? 

Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngòai ( BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v… 
 3. Các hình thức chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa? -    

Chứng nhận tự nguyện: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;
-    Chứng nhận bắt buộc: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương).


4. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là gì?

-    Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
-    Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn;
-    Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

 5. Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận?
Đối với nhà sản xuất:

    Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.

Đối với người tiêu dùng:


    Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.

Đối với Cơ quan quản lý: 


    Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
6. Chứng nhận sản phẩm có tự nguyện hay bắt buộc?
 Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện.
7. Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn?
-    Có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
-    Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa;
-    Được sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn. 8. Cách nhận biết sản phẩm được chứng nhận và chưa được chứng nhậnSản phẩm được chứng nhận sẽ được mang “Dấu chất lượng” trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Điều này giúp cho người mua hoặc người tiêu dùng sản phẩm có thể nhận biết khi lựa chọn sản phẩm. 


9. Quy trình chứng nhận sản phẩm?
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
a)    Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
b)    Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
c)    Đánh giá chính thức, bao gồm:
  • Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
  • Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
d)    Báo cáo đánh giá;
e)    Cấp Giấy chứng nhận;
f)     Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 6 tháng/ 1 lần).

10. Thời hạn của giấy chứng nhận sản phẩm?
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu. 

11. Chi phí cho việc chứng nhận sản phẩm?
Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.